Hướng dẫn quy trình lắp đặt cửa cuốn chuẩn nhất, đơn giản mà hiệu quả cao
Dưới đây là hướng dẫn các bước trong quy trình lắp đặt cửa cuốn chuẩn nhất mà bạn nên tham khảo ngay. Đảm bảo, việc lắp cửa cuốn sẽ trở nên nhanh chóng, hiệu quả, đặc biệt là dễ dàng, tiện lợi hơn rất nhiều.
Cửa sau khi lắp sẽ hoạt động ổn định, duy trì tuổi thọ lâu dài, đồng thời ít gặp các vấn đề khó khăn, hư hỏng hay lỗi kỹ thuật phát sinh. Mời bạn cùng theo dõi ngay nhé! Các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Tiến hành đo lại kích thước cửa cuốn trước khi lắp
Việc đầu tiên trước khi gắn cửa là bạn hãy đo lại kích thước cửa, chiều cao rộng từ đỉnh xuống trần hoặc mặt dầm. Ngoài ra, đường chéo của ô cửa cũng là vị trí hết sức quan trọng cần được đo đạc cẩn thận nhiều lần.
Khi tiến hành đo lại như thế, người thợ thực hiện lắp đặt cửa cuốn sẽ dễ dàng xác định được xem cửa cuốn có bị hình bình hành hay không. Từ đó, chúng ta có thể điều chỉnh đường ray cho phù hợp lại, thẩm mỹ hơn.
Tiến hành đo lại kích thước cửa cuốn trước khi lắp cửa cuốn
Bước 2: Thực hiện xẻ miệng đón ray cho cửa cuốn
Tiếp theo, bạn có thể thực hiện thao tác đo đạc, kiểm tra kích cỡ của các đường ray 2 bên. Việc này giúp bạn biết được liệu độ rộng, độ dài của ray cửa có phù hợp với chiều cao của cửa mình thiết kế hay chưa.
Đối với trường trường hợp lắp đặt cửa cuốn kiểu trượt trần, bạn cần lưu ý thêm là, chiều cao của đường ray cửa cuốn phải cao hơn chiều cao thông thuỷ từ 200 – 250 mm. Tiếp theo sau đó, đội ngũ thi công sẽ tiến hành xẻ miệng, đón ray để chuẩn bị cho công đoạn lắp tai hãm cửa.
Trong lúc xẻ miệng đón ray, bạn cố gắng đừng quên tiến hành khoan lỗ cùng thời điểm. Những chiếc lỗ này sẽ dùng để lắp tai hãm cửa cũng như tai giữ ray.
Bước 3: Công đoạn khoan và lắp dựng ray cửa cuốn
Công đoạn này được xem là một trong những công đoạn hết sức quan trọng trong quy trình lắp đặt cửa cuốn chuẩn nhất hiện nay. Muốn gắn cửa sao cho chuẩn xác và hợp lý nhất, bạn cần phải khoan và lắp dựng 2 bên ray.
Đầu tiên, bạn lắp dựng bên ray có động cơ trước sau đó mới lắp dựng bên không có động cơ. Sau khi lắp xong ray, bạn chỉ cần tiến hành lắp giá đỡ nữa là được. Cũng giống như lắp ray, giá đỡ cũng lắp bên phía có động cơ trước, sao cho phù hợp rồi mới đến bên không có động cơ.
Bạn hãy luôn đảm bảo rằng, trong suốt quá trình, giá đỡ phải bắt sát với gáy ray, cố gắng cho khoảng cách không được quá 20 mm.
Hoàn thiện phần giá đỡ bắt sát vào gáy ray, bạn tiếp tục sử dụng Nivo nước đo thăng bằng 2 giá đỡ. Bạn nhớ để ý lắp cửa cuốn sao cho chiều cao của hai giá đỡ không được chênh lệch nhau quá 5 mm nhé!
Bước 4: Tiến hành lắp đặt dây rút chốt li hợp lên động cơ
Đến bước này, bạn cần thực hiện lắp gắn dây rút chốt li hợp lên động cơ. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, bạn phải thật cẩn thận sau khi lắp dây rút chốt li hợp xong, bạn nhất định không nên để dây căng quá. Vì việc dây li hợp bám vào mặt bịch của động cơ quá ít sẽ dẫn đến cửa bị trượt nếu tác động quá mạnh vào.
Bước 5: Thực hiện cắt đầu trục thừa và đưa lên giá đỡ
Bước thứ 5 trong quy trình lắp đặt cửa cuốn, bạn sẽ tiếp tục thực hiện các bước cắt đầu trục thừa và đưa lên giá đỡ. Sau đó, bạn có thể thận trọng lắp gối đỡ cửa vào ngay ngắn, đúng kích thước đã đo đạc.
Tiến hành lắp đặt dây rút chốt li hợp lên động cơ, cắt đầu trục thừa và đưa giá đỡ lên
Bước 6: Điều chỉnh bộ phận lò xo và điều chỉnh cam cho động cơ
Tiếp tục, bạn thực hiện căn chỉnh bộ phận lò xo cho cẩn thận, tránh để chúng quá căng hay quá dụng. Độ căng chỉ nên nằm ở mức độ nhất định để đảm bảo cửa cuốn hoạt động ổn định nhất.
Sau đó, bạn tiến hành điều chỉnh cam cho động cơ, bước này rất nhanh, không tốn nhiều thời gian. Để thực hiện, bạn hãy xác định vị trí đặt cam động cơ trước, nhìn thẳng đối diện với động cơ.
Hãy chú ý, cam phải là cam xuống, cam trái là kiểu cam lên nhé! Hoàn thành công đoạn lắp cam động cơ, bạn nên thử thực hiện kéo cửa lên hết mức cần chỉnh, sử dụng tay xoay lưỡi gà cho đè vào công tắc hành trình động cơ để kiểm tra độ chính xác của nó nhé! Tương tự với cam xuống bạn cũng làm các bước như điều chỉnh cam trái vậy.